Chẩn đoán Đứt gân gót chân

Nghiệm pháp bóp bắp chân ở một người bị đứt gân gót bên phải

Chụp chiếu

Hình ảnh đứt gân gót trên siêu âm. Chú ý sự mất liên tục một đoạn vài centimét (đường đỏ). Không ghi nhận gãy xương hay bong điểm bám (bên hình x quang).

Có thể ứng dụng siêu âm để xác định độ dày của gân, đặc tính, và sự hiện diện của vết rách gân. Nó hoạt động bằng cách chiếu các sóng âm cao tần vô hại xuyên qua cơ thể. Một vài sóng âm bị dội lại từ các khoảng trống giữa dịch và mô mềm hay xương. Các hình ảnh dội lại này được phân tích và tạo thành hình ảnh. Các hình ảnh này được chụp trong thời gian thực và có ích trong việc phát hiện chuyển động của gân cũng như giúp hình dung các thương tổn hay vết rách. Thiết bị này giúp việc xác định tổn thương và quan sát được sự lành thương. Siêu âm tương đối rẻ và không có bức xạ nguy hiểm. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào người điều khiển máy và cần mức độ kĩ năng và kinh nghiệm nhất định để có hiệu quả.[10]

Trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phân biệt các ca đứt không hoàn toàn với thoái hóa gân gót. MRI còn phân biệt được viêm màng gân, gân bệnh lý, và viêm túi hoạt dịch. MRI cho ra hình ảnh mô mềm xuất sắc giúp kĩ thuật viên phát hiện vết rách hoặc các thương tổn khác dễ dàng hơn.[11]


Trên hình ảnh x quang đôi khi vẫn có thể gián tiếp phát hiện đứt gân gót. X-quang ít hữu hiệu trong việc tìm tổn thương mô mềm nhưng có ích trong việc loại trừ các tổn thương khác như gãy xương gót.[12]

Liên quan